CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ VÒNG NGẮN MẠCH

1. Cấu tạo.
 Động cơ một pha vòng chập có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ, dễ sử dụng, nên được dùng nhiều trong các thiết bị điện sinh hoạt, chẳng hạn làm động cơ quạt. Cấu tạo của động cơ một pha vòng ngắn mạch vẽ trên hình -2.1 Stator gồm các cực từ quấn cuộn dây tập trung. Số cực tùy theo tốc độ động cơ quy định theo biểu thức đã biết. Trên mặt cực có sẻ rãnh lệch về một phía, và lồng vào đó một vòng ngắn mạch bằng đồng, ôm lấy một phần cực từ, Rôto cũng là loại lồng sóc.

Xem thêm các loại động cơ điện khác tại: https://minhmotor.com/danh-muc/dong-co-dien-motor/
2. Nguyên lý làm việc
 Xét một động cơ điện xoay chiều một pha đơn giản gồm stato, rôto lồng sóc và một cuộn dây stato đấu vào lưới điện xoay chiều một pha. Xét từ trường do dòng điện sinh ra trong cuộn dây tại các thời điểm t1, t2, t3 .
Tại thời điểm t1, giả sử B dương, A âm, dòng điện chạy qua cuộn dây Stato. Dùng quy tắc vặn nút chai xác định được chiều của từ trường tương ứng chạy trong Stato như sau:




Tại thời điểm t2, không có dòng điện chạy qua cuộn dây Stato nên từ trường
trong Stato bằng không.

Tại thời điểm t3, khi đó B âm, A dương dòng điện chạy qua cuộn dây Stato. Dùng quy tắc vặn nút chai xác định được chiều của từ trường tương ứng chạy trong Stato. Ở các chu kỳ tiếp theo kết quả tương tự.

+ Nhận xét:

Khi cho dòng điện xoay chiều một pha chạy vào dâyquấn Stato sẽ tạo ra từ trường. Độ lớn và chiều của từ trường này biến thiên theo quy luật của dòng điện xoay chiều nhưng phương của nó trong không gian không thay đổi (vẫn theo phương thẳng đứng).

Ta nói từ trường này không quay hay nói khác đi đây không phải là từ trường mà là từ trường đập mạch.

Nhưng nếu ta lấy tay mồi cho rô to quay thì nếu coi rô to đứng yên ta lại có từ trường đập mạch quay tương đối so với rô to và kết quả là rô to sẽ tiếp tục quay theo chiều ta đã “mồi”.

Tuy nhiên, vì không phải là từ trường quay, nên khi cấp điện vào dây quấn stato của động cơ xoay chiều một pha có cấu tạo như trên thì rôto sẽ không tự quay được.

Vì vậy chúng ta cần phải dùng các phần tử phụ để biến từ trường một pha thành từ trường quay.

Để biến từ trường một pha thành từ trường quay người ta sử một trong các
cách sau:
Dùng vòng ngắn mạch đặt vào một phần của cực từ chính.

Dùng cuộn mở máy (cuộn dây phụ)

Dùng cuộn mở máy đấu nối tiếp với tụ điện.
Cả ba cách trên đều dựa trên một nguyên tắc chung là tạo ra một từ trường
phụ lệch pha so với từ trường chính (từ trường chính là từ trường đập mạch như đã
nói trên).

Như vậy trong stato tồn tại đồng thời hai từ trường lệch pha nhau. Tổng hợp hai từ trường này người ta sẽ được từ trường quay.
Tuy nhiên ba cách mở máy trên sẽ cho các góc lệch pha giữa từ trường chính và phụ khác nhau và chỉ có cách thứ ba là mở máy tốt nhất vì góc lệch pha có thể đạt được 900.

3. Tháo - lắp động cơ:

 * Trình tự tháo:
 - Trước khi tháo ta phải quan sát  xem xét kỹ hình  dáng bên ngoài và làm dấu các vị trí giữa nắp máy và thân máy.
- Tháo nắp che cánh quạt.
- Tháo nắp che động cơ quạt.
- Dùng tuốt nơ vít tháo các ốc của nắp động cơ và tháo nắp động cơ.
- Rút rôto: Khi rút rôto ra khỏi stato, phải lưu ý không làm trầy xước dây quấn
(dùng bìa cách điện lót vào khe hở không khí giữa stato và rôto).
- Tháo và quan sát túp năng quạt nếu có
- Tháo bạc thau của động cơ.

* Trình tự lắp ráp:

Trình tự lắp ráp động cơ ngược lại với trình tự tháo.
- Kiểm tra rotor xem có quay nhẹ nhàng không, nếu không là phải kiểm tra lắp ráp lại.
- Kiểm tra lại cách điện dây quấn các pha với nhau và với vỏ máy.

4. Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ:

* Xem xét vỏ máy, xem xét rôto.
* Kiểm tra bạc thau:
* Kiểm tra dây quấn stato: Dùng mê gôm mét, đồng hồ VOM

- Đo liên lạc từng pha.
- Đo cách điện giữa cuộn dây với vỏ.
- Đo điện trở cuộn dây.

* Đấu dây vận hành.
Đo kiểm tra động cơ: Sử dụng đồng hồ VOM
để thang đo điện trở Rx10 để đo điện trở cuộn dây, để thang đo điện trở Rx1KΩ để đo chạm vỏ.

Đấu dây mạch điện:

- Đấu dây như sơ đồ hình – 3.
- Đóng AT cấp nguồn cho động cơ hoạt động.
- Quan sát sự hoạt động của động cơ và dùng Ampekim để đo dòng điện.Tính công suất của động cơ P.
- Dừng động cơ ta cắt AT.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn các loại động cơ điện hãy xem website: 


Share on Google Plus

About Nhựt Lê

2 nhận xét:

  1. Cho mình hỏi khi chuyển từ t2 đến t3 thì từ thông từ 0 tăng lên mà sao không sinh ra dòng cảm ứng trên rotor. Mà trong máy biến áp 1 pha thì lại có sự thay đổi từ thông trong cuộn sơ cấp .

    Trả lờiXóa